Vui lòng nhập lại email đăng ký,
chúng tôi sẽ gửi cho bạn một liên kết để thay đổi mật khẩu.
Kẹp phanh ô tô là bộ phận giống như cái ngàm tiếp xúc với cả 2 bên của rô-tơ để tạo ma sát khi người lái đạp phanh. Trong đó rô-tơ là đĩa kim loại làm từ thép và sắt và chúng được kết nối với các trục, bộ phận làm quay bánh xe.
Hầu hết các bộ phận ô tô càng dễ bị hao mòn khi được sử dụng nhiều và kẹp phanh cũng không nằm ngoại lệ, vốn dĩ đây là một bộ phận cực kỳ quan trọng giúp đảm bảo cho sự an toàn khi lái xe. Bài viết sau đây linhkienauto sẽ giúp bạn hiểu cách hệ thống phanh xe hoạt động giúp bạn nắm bắt lý do tại sao, khi nào và bằng cách nào để thay các bộ phận phanh
Cách hoạt động của kẹp phanh ô tô
Hệ thống phanh ô tô bao gồm má phanh, kẹp phanh và rô-tơ phanh. Kẹp phanh sẽ kẹp ở 2 bên của rô-tơ khi bạn đạp phanh để làm cho bánh xe chậm lại cho tới khi dừng hẳn, để tăng hiệu quả của phanh và giảm thiểu hao mòn trên những bộ phanh đắt tiền người ta trang bị cho kẹp phanh những miếng đệm phanh giúp siết chặt ở hai bên của mỗi rô-tơ để làm cho nó chậm lại.
Có nên bảo dưỡng thay kẹp phanh ô tô định kì hay không ?
Để đảm bảo phanh của xe bạn hoạt động tốt mỗi khi lái xe đồng nghĩa đảm bảo an toàn cho người trên xe, bạn nên kiểm tra lại hệ thống phanh thường xuyên và nếu gặp bất kỳ vấn đề lạ liên quan đến phanh hãy sửa chữa hoặc thay thế nó. Riêng kẹp phanh ô tô chỉ cần thay khi cần thiết ví dụ hư hỏng không thể khắc phục vì theo thời gian kẹp phanh có thể bị hao mòn, chúng có thể rỉ sét hoặc tạo ra âm thanh rít lên khi bạn nhấn phanh hoặc thậm chí là không hoạt động được.
Các bước thay kẹp phanh ô tô tại nhà
Bước 1: Tháo bánh xe
Bước 2: Gỡ kẹp phanh ra
Bạn sẽ nhìn thấy rô-tơ phanh sau khi bạn tháo lốp ra, nó giống như 1 chiếc đĩa kim loại đằng sau bánh xe. Kẹp phanh là mẫu kim loại kẹp vào 2 bên của rô-tơ.
Lưu ý: Kẹp phanh sẽ được gắn với một ống và tránh rò rỉ dầu phanh hãy để nó nằm yên đó, dầu phanh là một loại dầu thủy lực được sử dụng trong hệ thống phanh để khuếch tán đại lực phanh và chuyển đổi lực phanh này thành áp suất.
Bước 3: Tháo và kiểm tra má phanh
Sau khi kéo má phanh ra khỏi khung và kiểm tra độ dày của từng má phanh bạn hãy kiểm tra xem có nên thay mới để đảm bảo phanh an toàn khi lái không? Thông thường nếu chúng dao động từ 0,635cm đến 1,65cm bạn nên thay mới.
Bước 4: Tháo khung kẹp phanh
===> Tham khảo thêm các sản phẩm : tại đây
Thông tin liên hệ
Hotline : 0965 6868 11 - 078 8283 789
Fanpage : https://www.facebook.com/shoporder247